Khoa học, kỹ thuật ngày càng hiện đại giúp cho việc điều trị ngoại khoa đối với sỏi ngày càng đơn giản hơn. Các phương pháp tán sỏi ngày càng phát triển, thủ thuật đơn giản và ít tổn hại cho thận – tiết niệu hơn so với phương pháp mổ mở ngày xưa hoặc mổ nội soi lấy sỏi hiện nay. Một số phương pháp tán sỏi phổ biến hiện nay: Tán sỏi ngoài cơ thể, Tán sỏi nội soi ngược dòng, Tán sỏi qua da.

 

Dù hiện đại và tiên tiến thì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và đối tượng áp dụng cũng sẽ khác nhau. Cùng nhau tìm hiểu kỹ các phương pháp này để có thể đưa ra lựa chọn phương pháp thích hợp cho mình.

 

1.     Tán sỏi ngoài cơ thể

 

Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng xung động hoặc laser tác động từ bên ngoài cơ thể tại vùng có sỏi. Sóng xuyên qua bề mặt cơ thể, truyền trong môi trường nước, hội tụ tại viên sỏi, sỏi sẽ bị vỡ nhỏ. Sỏi sẽ được đẩy ra ngoài nhờ các thuốc điều trị sỏi. Phương pháp điều trị này áp dụng với trường hợp kích cỡ viên sỏi thận dưới 3cm ở các vị trí: sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi nhóm đài dưới song cổ đài phải rộng, sỏi nhóm đài trên, sỏi ở bể thận,..

 

 

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, không gây đau đớn gì, bệnh nhân hầu như không cảm nhận gì và sẽ được về nhà ngay. Chi phí cho mỗi lần tán sỏi thấp, dao động từ 2-4 triệu.

 

Nhược điểm của tán sỏi ngoài cơ thể là không áp dụng được với sỏi có kích thước quá lớn, các loại sỏi san hô, sỏi quá cứng. Sau khi tán sỏi, các mảnh sỏi nhỏ di chuyển trên đường tiết niệu rất dễ gây tổn thương, gây tắc và viêm nhiễm đường niệu. Có thể xuất hiện các cơn đau quặn. Sau khi tán sỏi bắt buộc phải dùng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài.

Xem thêm:

Bệnh sỏi thận kiêng gì

Sỏi thận có nguy hiểm không

Giảm đau sỏi thận

 

2.      Tán sỏi nội soi ngược dòng

 

Các bác sĩ sẽ dùng ống soi niệu quản đi từ vùng niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Sau đó dùng năng lượng khí nén hoặc laser để phá vụn viên sỏi và bơm rửa và gắp để lấy hết sỏi ra ngoài. Vị trí bắn laser sỏi thận: Tán sỏi 1/3 dưới và 1/3 giữa niệu quản với nam giới, tán sỏi cao hơn lên tới ngang đốt sống L3 và L4 với nữ giới. Áp dụng đối với các viên sỏi kích thước nhỏ hơn 20mm

 

Ưu điểm: Tán được mọi loại sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm, kể cả sỏi san hô. Phương pháp đơn giản, bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 3-6 tiếng và ra viện sau khoảng 12-24h theo dõi. Có thể lấy phần đa sỏi ra ngoài, nếu có sót lại thông thường là vụn sỏi

 

Nhược điểm: Không áp dụng với bệnh nhân hẹp niệu đạo, đường niệu đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn. Nguy cơ xảy ra biến chứng: thủng niệu quản (do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan), không đặt được ống nội soi để tiếp cận được vị trí có sỏi…Chi phí tán sỏi cao, khoảng 7 – 10 triệu

 

3.     Tán sỏi qua da

 

Tán sỏi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận hoặc vị trí có sỏi. Sau đó dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài. Đây là biện pháp chỉ định cho trường hợp sỏi nhóm đài dưới, sỏi cứng, sỏi san hô, sỏi lớn, sỏi bể thận.

 

Ưu điểm: Có thể lấy toàn bộ viên sỏi sau 1 lần can thiệp, phương pháp áp dụng được cả với những sỏi to.

 

Nhược điểm của phương pháp này là đường hầm để cho ống nội soi xuyên vào vị trí sỏi có thể bị nhiễm trùng sau mổ hoặc quá trình tán kéo dài, có thể gây mất máu. Sau phẫu thuật có để lại sẹo. Phương pháp này tốn chi phí khá cao: khoảng 8-12 triệu (chưa kể chi phí nằm viện), sau phẫu thuật phải nằm lại viện khoảng 3-5 ngày.

 

Với mỗi một phương pháp tán sỏi đều có ưu và nhược điểm riêng và về cơ bản thì các phương pháp tán sỏi chỉ giúp điều trị trước mắt chứ không giải quyết triệt để được vấn đề của sỏi.

 

Vì vậy, khi sỏi có kích thước chưa lớn quá (nhỏ hơn 25mm) thì người bệnh nên điều trị tích cực bằng thuốc có tác dụng bào mòn sỏi, các loại thuốc có thành phần từ dược liệu như kim tiền thảo, mã đề, râu ngô…Ngoài ra, với các bênh nhân có dự định tán sỏi thì nên sử dụng thuốc cốm Sirnakarang trước và sau khi tán sỏi giúp giảm đau, đẩy các cặn sỏi và các sỏi nhỏ ra ngoài và dự phòng sỏi tái phát.