Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số, chiếm 30% bệnh lý thận tiết niệu. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều calci, rối loạn chuyển hóa, di truyền.... Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi chất vôi (Calcium) hoặc Magnesium, phối hợp với Oxalate, Phosphate và Urat.

 

Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận. Những năm gần đây nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, điều trị sỏi thận tiết niệu đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm thay đổi hẳn về điều trị sỏi thận tiết niệu. Bệnh nhân phải phẫu thuật đã giảm hẳn, hiện nay tỉ lệ phải phẫu thuật < 10%. Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào các tiêu chí sau: Vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…

 

 

anh_1

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN - TIẾT NIỆU

1. Điều trị nội khoa

 

- Những sỏi niệu quản có kích thước nhỏ (< 0,5 cm), dùng giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần. Kết hợp với thuốc đông y như Kim tiền thảo ( như Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang), bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.

 

- Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng không đái ra sỏi cần chuyển phương pháp điều trị.

 

2. Tán sỏi ngoài cơ thể:

 

Nguồn năng lượng phát ra từ nguồn tán sỏi sẽ được hội tụ tại viên sỏi, năng lượng sẽ làm phá vỡ sỏi, sỏi vỡ nhỏ sẽ theo nước tiểu ra ngoài

 

. - Sỏi bể thận: Tốt nhất những sỏi kích thước < 2 cm, sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng, góc tạo bởi cổ đài và bể thận phải > 900 để sỏi vỡ sau tán có thể theo nước tiểu ra ngoài được. + Nếu sỏi lớn hơn 2cm có thể tán được, phải đặt sond JJ và tán nhiều lần.

 

- Sỏi 1/3 trên niệu quản: Tán sỏi có kích thước < 1,5 cm, sỏi không quá cứng. Sỏi đã nằm lâu ở niệu quản (> 1 năm) thường có polyp bao bọc xung quanh, tán sỏi vỡ nhưng sỏi khó ra được.

 

- Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn, hiệu quả nếu chỉ định đúng. Thời gian tán sỏi khoảng 60 phút, bệnh nhân có thể không phải nằm viện điều trị.

 

3. Tán sỏi nội soi:

3.1. Tán sỏi nội soi ống cứng

 

- Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

 

- Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.

+ Tán sỏi bằng khí nén tán được 80 - 90% loại sỏi. Sỏi to, quá cứng và có polyp khó tán.

+ Tán sỏi bằng Laser: Đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polye và sau đó tán sỏi.

 

- Thời gian tán sỏi khoảng 50 phút, sau tán 2 ngày có thể ra viện, Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Chi phí cao.

 

3.2. Tán sỏi bằng ống nội soi ống mềm:

 

Máy có thể lên đến đài bể thận, chỉ định cho sỏi 1/3 trên niệu quản và sỏi bể thận. Dùng nguồn tán bằng Laser, có kết quả tốt tuy nhiên máy dễ hỏng, chi phí điều trị cao.

 

4. Lấy sỏi thận qua da:

 

- Tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

 

- Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

 

5. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc.

 

6. Phẫu thuật mổ mở:

 

Tuy hiện nay có chỉ định ít hơn nhưng vẫn là phương pháp điều trị quan trọng. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

 

7.Phẫu thuật bằng Robot:

 

Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện (2 - 3 ngày), chi phí rất cao.

 

PHÒNG BỆNH

 

1. Uống nhiều nước > 1,5 lít nước/24h, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi đái, nước tiểu trong là được. Nếu những người có sỏi nhỏ có thể uống thêm nước kim tiền thảo, bông mã đề, nước chè xanh…

2. Điều trị viêm đường tiết niệu nếu có. 3. Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều Canxi như tôm, cua, sữa, ... Sỏi thận tiết niệu là một bệnh lý phức tạp, thường gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy khi phát hiện ra sỏi thận tiết niệu, bệnh nhân nên đến ngay với bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.