Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh, sỏi thận còn làm suy giảm nghiêm trọng khả năng lao động, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình người bệnh.

 

Thận thực hiện nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thu khoáng chất, sản xuất nước tiểu và duy trì cân bằng axit-alkaline lành mạnh. Do đó, khi bộ phận này gặp vấn đề, khả năng lao động, sự tập trung cho công việc của người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu để bệnh tiến triển nặng hơn, sỏi thận có thể làm khánh kiệt kinh tế của cả gia đình do phải dồn tiền chạy chữa cho người thân. Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh sỏi thận và phòng tái phát sau này. Người mắc bệnh cần có những chế độ chung và riêng, phù hợp trong ăn uống. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra cấu tạo của sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh, đồng thời, từ đó chỉ ra các thực phẩm có lợi và có hại cho mỗi loại sỏi. Các khoa niệu bệnh viện thường thấy treo một bảng "phong thần" các món ăn có thể gây sỏi để bệnh nhân theo đó mà thay đổi chế độ dinh dưỡng tại nhà. Mỗi bệnh nhân, mỗi cơ địa có một loại sỏi đặc trưng riêng. Theo đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp chung và biện pháp chữa bệnh sỏi thận riêng cho từng loại sỏi.

 

Các biện pháp chung

 

Uống thật nhiều nước: để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được. Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua hệ trà đá ly cối, dùng nhiều canh trong bữa ăn. Tạm dừng các loại thuốc: thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến bác sĩ về việc dùng kèm thuốc trị sỏi thận. Hạn chế ăn muối: cố hạn chế lượng muối ăn vào trong ngày không quá 3 gram. Khi ăn các loại đồ hộp, snack, dưa muối, kim chi, phomat nên xem kỹ lượng muối trên vỏ hộp.

 

 

da-mac-soi-than-thi-tru-nhung-thu-nay-ra
Hạn chế ăn muối.

 

 

Tránh ăn nhiều protein (chất đạm): Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa chừng 200 gram thịt cá. Sinh tố hữu ích: vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20-30 mg vitamin B6 mỗi ngày.

 

Các biện pháp theo từng loại sỏi

 

Sỏi canxi: Ở Việt Nam có khoảng 70% - 80% là sỏi canxi, chủ yếu dạng canxi oxalat và canxi phosphat. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi: nếu lượng canxi trong nước tiểu cao quá mức. Canxi có nhiều trong xà lách, hạt dẻ, quả ô-liu, trái vải, mận, hạnh nhân, sữa (các loại), pho-mát, chocolate, đậu trắng, đậu tương, đậu Hà Lan, rau diếp cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến...

 

 

canxi-che-do-dinh-duong
 
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi.
 

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng cơ thể. Việc giảm ăn chỉ cần nghiêm ngặt đối với các món như: sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, kem, pho-mát) vì chúng làm tăng sự hấp thu canxi qua ruột. Với canxi trong thuốc, sự hấp thu gần như 100%. Các loại tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến thì thỉnh thoảng dùng cũng không sao.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều Oxalat: trà đặc, cà phê, chocolate, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, củ niễng, măng tây, dâu tây, trà đặc, me chua, hạt tiêu...

Giảm ăn các thực phẩm có nhiều phosphat: cacao, đậu nành, đậu tương, đậu Hà Lan, cá mòi, bơ (các loại), gan (các loại)...

Nên uống nước cam, chanh, dâu pha loãng: những loại thức uống này chứa nhiều citrat, vitamin C tự nhiên chống tạo sỏi canxi.

 

Sỏi urat: Đây là loại sỏi do biến dưỡng của cơ thể. Vì đặc tính của chúng là hình thành trong môi trrường axít nên việc phòng ngừa phải ngược lại với các loại sỏi khác. Bạn phải ăn thực đơn giàu kiềm: ít thịt, nhiều rau cải, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều axit uric: nội tạng động vật, thịt heo, thịt gà, nai, vịt, chim bồ câu, cá chày, cá đối, thịt bò, bê, tôm hùm, bông cải, nấm và măng tây.

 

Sỏi cystein: bạn cần chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu, ăn nhiều trái cây, rau quả giảm bớt thịt gà, đồ biển... Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.

 soi-than2