Sỏi không nằm yên tại một vị trí mà di chuyển trong đường tiết niệu theo dòng nước tiểu và có thể mắc lại tại bất kỳ vị trí nào. Vị trí sỏi hay mắc kẹt lại nhất đó chính là niệu quản. Vì sao lại vậy?

 

1. Cấu trúc giải phẫu niệu quản

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25 - 30cm. Niệu quản có đường kính ngoài 4 - 5mm, đường kính trong 2 - 3mm. Nhờ độ co giãn của các lớp cơ, đường kính trong đường niệu quản có thể giãn rộng tới 7mm. Do đó, các viên sỏi

Niệu quản được chia làm 3 đoạn chính:
+ Niệu quản đoạn bụng (đoạn lưng): Đoạn niệu quản 1/3 trên

Tại chỗ tiếp giáp đài bể thận và niệu quản có một eo hẹp. Đây là chỗ hẹp sinh lý đầu tiên của niệu quản, sỏi dừng ở vị trí này chiếm tỷ lệ cao nhất trên cả hệ tiết niệu.

+ Niệu quản đoạn chậu (niệu quản hông): Đoạn niệu quản 1/3 giữa

Niệu quản đoạn này bắt đầu từ chỗ bắt chéo cánh xương chậu tới eo trên, dài 3 - 4cm.

Tại vị trí bắt chéo động mạch chậu là chỗ hẹp thứ 2 của niệu quản mà sỏi hay kẹt lại,

và chính là điếm niệu quản giữa.

+ Niệu quản đoạn chậu hông và đoạn thành bàng quang: Đoạn niệu quản 1/3 dưới

Niệu quản đoạn thành bàng quang dài chỉ 1cm, nhưng đây là đoạn hẹp, vị trí

hẹp thứ 3 của niệu quản, tương ứng điểm niệu quản dưới và chỉ khám thấy qua

thăm âm dạo hay trực tràng. 

Như vậy, trên đường niệu quản xuất hiện 3 eo hẹp tương ứng với từng đoạn của niệu quản, khiến sỏi dễ mắc lại, gây nên các triệu chứng đau thắt lưng, đau quặn thận cho người bệnh.

 

2. Biến chứng do sỏi niệu quản gây nên

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Do đó, khi sỏi mắc kẹt ở niệu quản, nước tiểu dễ bị ứ đọng lại trên thận gây ra nhiều biến chứng khác. Tùy vào kích thước sỏi, thời gian sỏi mắc kẹt ở niệu quản mà mức độ biến chứng là khác nhau.

- Sỏi niệu quản gây ứ nước ở thận:
Khi sỏi mắc kẹt ở niệu quản gây cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, dẫn đến nước tiểu không chảy hết xuống bàng quang được mà ứ đọng lại tại thận. So với sỏi ở thận, sỏi niệu quản gây ứ nước nhiều hơn và nặng hơn. Ứ nước ở thận làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và suy giảm chức năng thận.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
Đường niệu quản hẹp hơn các vị trí khác. Do đó, khi sỏi đi qua niệu quản dễ cọ xước, gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu hơn, gây đau, các cơn đau quặn thận và có thể tiểu ra máu.
Mặc khác, sỏi niệu quản gây ứ đọng nước tiểu nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển từ vị trí tổn thương, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

- Suy thận mạn:

Suy thận mạn tính là một biến chứng của sỏi tiết niệu cũng như sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản gây ứ đọng nước tiểu, thận ứ nước lâu ngày sẽ làm giảm sút từ từ số lượng nephron, làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm 50% (< 60ml/phút) so vối

bình thường (120ml/phút) thì gọi là suy thận mạn tính.

 

3. Điều trị sỏi niệu quản bằng cách nào?

- Điều trị nội khoa:
Sỏi niệu quản có thể có từ một đến vài ba viên, kích thước sỏi niệu quản thường nhỏ hơn sỏi thận. Nhờ khả năng co giãn của cơ niệu quản, các viên sỏi < 7mm có thể được tự đẩy ra ngoài.
Với sỏi lớn hơn khoảng 10mm - 15mm và chưa có biến chứng, bạn có thể dùng các thuốc bào mòn sỏi, đưa viên sỏi về kích thước nhỏ hơn để cơ thể tự đẩy sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu hoặc kết hợp cùng thuốc giãn cơ để đẩy sỏi ra ngoài dễ dàng hơn.

- Điều trị ngoại khoa:

Trường hợp sỏi niệu quản có kích thước lớn, việc dùng thuốc không có đáp ứng thì bạn cần chuyển sang điều trị ngoại khoa. Với sỏi niệu quản điều trị ngoại khoa ít phức tạp và xâm lấn hơn so với sỏi thận.
+ Nếu sỏi nằm mắc kẹt ở đoạn 1/3 trên và giữa, điều trị chủ yếu bằng tán sỏi ngoài cơ thể hoặc nội soi ổ bụng.

+ Nếu sỏi niệu quản nằm ở 1/3 dưới, điều trị chủ yếu bằng tán sỏi nội soi ngược dòng.

 

Tài liệu tham khảo:
1. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu (PGS.TS. Trần Văn Hinh)
2. Bệnh Thận - bệnh viện Bạch Mai (PGS.BS. Trần Văn Chất)