Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến chiếm tỷ lệ khoảng 35% về các căn bệnh ở đường tiết niệu. Bệnh này thường gặp ở nam và nữ và độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là khoảng từ 30 - 50 tuổi. Và một trong những thắc mắc của rất nhiều người đó là bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Bài viết sau chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp nhất ở đường tiết niệu, nếu không được chữa trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sỏi tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang) nó thường xuất hiện ở nơi dòng nước chảy qua yếu như cổ bàng quang, niệu quản chậu, lỗ sáo, thận… Lúc này khi sỏi thận di chuyển đặc biệt là những sỏi có gai nhọn sẽ gây ra những cơn đau quặn thận, đau thúc từ thắt lưng lan ra bụng, đái buốt, đái ra máu.
Sỏi thận khiến người bệnh đau quặn thắt lưng, đái ra máu, tiểu buốt
Sỏi nằm ở nhóm đài thận nó sẽ làm tắc, gây giãn thận, ứ nước và lâu dần khi không được chữa trị kịp thời thì đài thận sẽ không co lại về như bình thường được nữa, nguy hiểm hơn là nó còn gây suy giảm chức năng thận, cuối cùng là suy thận.
Trong trường hợp sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc niệu quản, niệu đạo, gây tổn thương, phù nề từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu. Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn tới suy thận, thận mủ toàn bộ sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thận.
Viêm tắc liệu đạo, đài bể thận một biến chứng nguy hiểm của sỏi thận
Sỏi thận nếu để lâu ngày không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng tắc đường tiểu, viêm nhiễm, xơ hóa đường tiểu, đài thận. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chức năng co bóp, nặng hơn sẽ làm hoại tử đường tiểu, thậm chí có người còn bị vỡ thận, vỡ bàng quang rất nguy hiểm.
Như vậy, với những thông tin về các biến chứng của bệnh sỏi thận này chắc chắn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh sỏi thận chúng ta cùng đi tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận
Hiện nay, có rất nhiều người pháp điều trị căn bệnh này, tùy theo kích thước, vị trí cũng như biến chứng của sỏi mà các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị khác nhau như: Mổ lấy sỏi đối với những người bị biến chứng nặng, tán sỏi nội soi, uống thuốc để đào thải sỏi ra ngoài cơ thể với những người sỏi có kích thước nhỏ… Và một trong những loại thuốc điều trị sỏi thận hiệu quả được rất nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng với những người bị sỏi thận đó là Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang.
Sirnakarang thuốc cốm trị sỏi thận hiệu quả nhanh chóng
Sirnakarang là thuốc điều trị sỏi thận của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tĩnh. Thuốc được bào chế dạng cốm, thuốc chứa các chất có tác dụng bào mòn sỏi, tăng lưu lượng nước tiểu, lợi tiểu, giúp làm ngừng sự phát triển kích thước sỏi, hòa tan sỏi. Đặc biệt, Sirnakarang còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sự phù nề của niệu quản, giúp sỏi dễ dàng di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài.
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả nhất đó là chúng ta cần phải uống nhiều nước, mỗi ngày cần phải uống ít nhất 2 lít nước lọc.
Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày để phòng tránh sỏi thận
Không nên sử dụng các loại thuốc, vitamin C bừa bãi bởi khi chúng ta dùng vitamin C liều cao sẽ thải ra một lượng lớn oxalat, lúc này nó sẽ kết hợp với canxi để tạo thành sỏi.
Hạn chế ăn mặn, đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận. Khi bạn dung nạp một lượng lớn muối vào cơ thể mỗi ngày nó sẽ khiến thận phải làm việc và bài tiết nhiều canxi, từ đó nó sẽ hình thành sỏi trong đường nước tiểu. Theo khuyến cáo của bác sĩ những người bình thường chỉ nên dùng khoảng 2.300mg muối trong ngày, còn với những người bị bệnh cao huyết áp lượng muối giảm chỉ còn 1.500mg.
Bỏ thói quen ăn mặn
Theo nghiên cứu hơn 50% số người đã mắc sỏi thận sẽ bị lại do đó để phòng tránh chúng ta cần phải thay đổi lối sống, thói quen ăn uống. Nên hạn chế ăn các thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ… Với những người bị sỏi canxi tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều oxalate như: Hạnh nhân, trà, cà phê, sôcôla, rau chân vịt…
Như vậy với những thông tin mà bài viết cung cấp chúng ta có thể khẳng định bệnh sỏi thận rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, khi có bất cứ triệu chứng nào liên quan tới sỏi thận như: Đái buốt, đau lưng, đau quặn bụng, đái ra máu… chúng ta cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Để tham khảo các thông tin về bệnh sỏi thận cũng như các loại thuốc điều trị sỏi thận hiệu quả mời các bạn truy cập http://duoclieuviet.com.vn/.