Sỏi thận hình thành do các khoáng chất ở nước tiểu lắng đọng lại trong một thời gian dài. Dấu hiệu bệnh sỏi thận đó là người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều, … Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

 

Nguyên nhân hình thành bệnh sỏi thận

 

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra sỏi thận. Nhóm thứ nhất là do cơ địa, do gen, do yếu tố di truyền và bẩm sinh, nhóm này chiếm khoảng 25% số bệnh nhân sỏi thận. Nhóm thứ 2 là do thói quen ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, nhóm này chiếm khoảng 75%. Tùy vào vị trí, kích thước của viên sỏi mà sẽ có các dấu hiệu khác nhau.

 

 Sỏi thận là nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay

Sỏi thận là nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay

 

Thực tế thì rất ít ai nghĩ rằng bản thân mắc bệnh sỏi thận do những triệu chứng của căn bệnh này khá mơ hồ, mọi chuyện mới rõ ràng khi đi tiểu khó khăn mệt mỏi. Bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến do số lượng người làm việc trong văn phòng ngày càng tăng, thói quen xấu: ngại uống nước, hay nhịn tiểu, uống nhiều loại thuốc và sữa bổ sung canxi…

Bệnh sỏi thận dễ dàng được giải quyết khi phát hiện sớm, kịp thời.

Vậy làm cách nào để phát hiện bệnh sỏi thận?

 

Các dấu hiệu bệnh sỏi thận

 

Nhìn chung để nhận biết bệnh sỏi thận thì chúng ta sẽ dựa vào nhiều dấu hiệu khác nhau và dưới đây là một số dấu hiệu nổi bật nhất mà mọi người cần lưu ý.

 

Đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần

 

Đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, nhiều lần là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân sỏi thận. Tình trạng này gây ra do các viên sỏi đã bắt đầu di chuyển xuống niệu quản và niệu đạo

 

Đi tiểu ra máu

 

Người bị bệnh sỏi thận sẽ có dấu hiệu đi tiểu ra máu 

Người bị bệnh sỏi thận sẽ có dấu hiệu đi tiểu ra máu

Một dấu hiệu nữa của bệnh sỏi thận đó là nước tiểu của bệnh nhân có màu hồng, đỏ do máu hòa tan vào. Sỏi di chuyển gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, gây chảy máu. Đặc biệt nước tiểu sẽ có mùi rất hôi khi các vị trí tổn thương này bị nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu.

 

Đau thắt lưng, đau hông.

 

Lưng và mạn sườn luôn đau nhức, mỏi mệt 

Lưng và mạn sườn luôn đau nhức, mỏi mệt

 

Dấu hiệu điển hình hay gặp nhất ở bệnh sỏi thận là đau mỏi, căng tức vùng thắt lưng, vùng hông. Trong trường hợp sỏi nằm sát niêm mạc ống thận, ở kẽ thận, sẽ gây đau, mỏi thắt lưng nhiều mặc dù viên sỏi bạn đang mắc kích thước khá nhỏ. Khi sỏi ở bể thận thì ít gây ra biểu hiện này hơn. Cơn đau sẽ trở nặng hơn trong trường hợp bạn lao động nặng, luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao. Trong trường hợp viên sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo, sẽ xuất hiện cơn đau quặn thận. Các cơn đau này sẽ đau ở vùng lưng hoặc cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng bụng di chuyển đến vùng háng.

 

Luôn cảm thấy buồn nôn

 

Những cơn đau đè lên thận sẽ khiến con người ta cảm thấy buồn nôn bởi vì đây là con đường duy nhất để tống các chất độc ra khỏi cơ thể. Bởi vì lúc này thận đã không còn công dụng bài tiết cặn bã như trước đây nữa.

 

Người cảm thấy uể oải khi ngồi lâu

 

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể đứng hoặc ngồi quá lâu 

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể đứng hoặc ngồi quá lâu

 

Khi đã bị bệnh thận nghiêm trọng thì bệnh nhân khó có thể ngồi hoặc nằm ở một tư thế lâu dài. Bởi vì các viên sỏi cọ xát trực tiếp vào các cơ quan nội tạng khiến người bệnh luôn mệt mỏi và đau nhức. Bên cạnh đó, bạn sẽ thấy cơ thể lúc nóng lúc lạnh, sức đề kháng yếu rõ rệt do đường tiết niệu đã bị nhiễm trùng nguy hiểm. Một số người còn có hiện tượng sưng các khu vực quanh bộ phận thận.

 

Làm thế nào để chữa trị và ngăn chặn bệnh sỏi thận?

 

Đối với các bệnh nhân có sỏi nhỏ thì hãy cố gắng uống thật nhiều nước, sử dụng các loại thuốc nam, râu ngô để kích thích việc tiểu tiện. Các trường hợp bị sỏi thận quá nặng tốt nhất phải đi đến các bệnh viện lớn để bác sĩ xem xét, kiểm tra và tiến hành mổ thận lấy sỏi. Sỏi thận nặng để càng lâu càng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy không hay cho sức khỏe sau này.

 

 

Xây dựng bữa ăn ít muối và giảm protein ở trong động vật

Sau khi mổ sỏi thận thì bạn nên cân bằng 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, vitamin, đường và mỡ trong mỗi bữa ăn để tránh việc hình thành sỏi. Nếu có thể hãy nhờ bác sĩ tư vấn về cách phân bố các món ăn trong một ngày.

 

Mỗi ngày nên duy trì thói quen uống 1.8 - 3 lít nước để các chất cặn bã được đào thải tối đa. Thêm vào đó, nên chọn chế độ ăn thật ít muối và các loại protein có trong động vật bởi vì điều này giúp thận khó phát triển được.

 

Đừng quên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn để vệ sinh. Người bị dị dạng đường tiểu, u xơ tuyến tiền liệt phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục đúng đắn nhất.

 

Chúng tôi hy vọng với những thông tin trong bài viết này thì bạn đã không còn phân vân trong con đường đi tìm dấu hiệu bệnh sỏi thận. Hãy truy cập trực tiếp địa chỉ website http://duoclieuviet.com.vn/ mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề này nhé.