Sỏi thận – tiết niệu là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về thận. Trong đó, sỏi nằm ở niệu quản là vị trí nguy hiểm nhất, dễ gây biến chứng nhất.

Niệu quản là đoạn nối giữa thận và bàng quang. Đây là con đường dẫn nước sau khi lọc tại thận xuống bàng quang. Niệu quản dài khoảng 25 – 28 cm, đường kính trung bình khoảng 5mm. Khi sỏi nằm ở niệu quản rất dễ gây tắc đường dẫn nước từ thận xuống bàng quang. Gây nên những nguy hiểm khó lường.

Triệu chứng của sỏi niệu quản

-       Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, sau đó đau lan xuống vùng bụng dưới. Cơn đau âm ỉ thường gặp với sỏi nhỏ, kích thước khoảng 3-6mm. Có thể sỏi hình thành tại niệu quản hoặc sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản.

-       Đau dữ dội vùng hông, thắt lưng. Xuất hiện cơn “đau quặn thận”. Đây là dấu hiệu rất hay gặp khi viên sỏi to di chuyển từ thận xuống niệu quản. Đối với các viên sỏi trên 10 mm thường gây ra triệu chứng này

 

-       Đái máu: Khi sỏi di chuyển ở niệu quản gây tổn thương niêm mạc niệu quản, dẫn đến chảy máu. Biểu hiện là nước tiểu có màu hồng. Tùy vào tình trạng tổn thương mà nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đậm

-       Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Đây là biểu hiện điển hình của nhiễm khuẩn tiết niệu. Người bệnh sẽ thấy đau, buốt mỗi khi đi tiểu. Nước tiểu có màu trắng đục.

-       Sốt cao, rét run: Trong trường hợp bị viêm, nhiễm khuẩn nặng. Gây viêm đường tiết niệu, viêm bể thận sẽ gây sốt cao.

Những biến chứng nguy hiểm

-       Ứ nước tại thận, niệu quản: Khi sỏi nằm ở niệu quản, sỏi sẽ làm tắc đường dẫn nước, hậu quả là nước bị ứ lại tại vị trí phía trên của viên sỏi (ứ nước ở thận và phần niệu quản phía trên viên sỏi). Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to, sau 6 tuần nhu mô thận có thể sẽ không phục hồi.

-       Giãn thận: Nước ứ lại, gây giãn đài, bể thận, giãn niệu quản phần phía trên viên sỏi. Việc giãn thận kích thích làm tăng tiết Prostaglandin A2 - một chất gây co mạch thận nặng. Các rối loạn này gây thiếu máu, các tế bào cầu thận ngừng hoạt động.

-       Viêm, nhiễm khuẩn niệu quản: Sỏi di chuyển trong niệu quản làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Việc không điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm.

-       Viêm bể thận cấp và mạn: Việc viêm niệu quản kéo dài, ổ viêm nặng và tình trạng ứ nước giúp cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bể thận cấp. Tình trạng viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn. Tình trạng viêm nhiều lần và kéo dài dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận

-       Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc đường dẫn tiểu hoàn toàn cả 2 bên niệu quản

-       Suy thận mạn: Tình trạng viêm bể thận, viêm thận mạn do sỏi kéo dài dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nặng nề nhất mà sỏi gây ra. Vì tế bào thận một khi đã bị xơ hóa thì không còn khả năng phục hồi.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Cách làm giảm cơn đau sỏi thận

Cách trị sỏi thận hiệu quả

Phương pháp điều trị

Sỏi niệu quản nhỏ hơn 5mm

Với sỏi niệu quản kích thước nhỏ hơn 5mm, chưa gây biến chứng, hoàn toàn có thể điều trị bằng cách: Uống nhiều nước kết hợp với thuốc bào mòn sỏi, tán sỏi, đẩy sỏi để đưa sỏi xuống bàng quang, theo đường niệu đạo ra ngoài. Với sỏi nhỏ hơn 5mm dùng thuốc cốm Sirnakarang sau 2-4 tuần sỏi sẽ rời xa bạn.

 

Sỏi niệu quản lớn hơn 5mm

Với sỏi kích thước trên 5mm, kèm theo giãn đài bể thận, niệu quản độ I hoặc II. Dùng thuốc bào mòn sỏi, đẩy sỏi ra ngoài, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Khi sỏi được đẩy hoàn toàn ra ngoài, cần phải dự phòng sỏi, tránh cho sỏi tái lại. Để thận và niệu quản có thời gian phục hồi, tình trạng giãn thận theo đó mà bình phục dần dần.

Thời gian điều trị: 4 - 6 tuần uống liên tục thuốc cốm Sirnakarang. Sỏi sẽ được bào mòn và đẩy hoàn toàn ra ngoài. Uống dự phòng sau khi hết sỏi để tình trạng giãn thận phục hồi hoàn toàn.

Sỏi niệu quản trên 10mm

Với sỏi kích thước trên 10 mm, gây đau, viêm thì có thể dùng Sirnakarang F kết hợp các thuốc: Giãn cơ trơn niệu quản, thuốc chống viêm, kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn. Giúp đẩy sỏi ra ngoài không gây viêm đường tiết niệu.

Thời gian điều trị: Trong vòng 1 tuần tình trạng viêm, đau sẽ giảm hẳn. Tiếp tục dùng Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang trong vòng khoảng 1 – 2 tháng để bào mòn và đẩy toàn bộ sỏi ra ngoài

Sỏi niệu quản gây biến chứng nặng

Trong trường hợp sỏi lớn, gây tắc nghẽn hoàn toàn đường niệu, bí tiểu hoặc vô niệu. Xuất hiện “cơn đau quặn thận” dữ dội, đau dữ dội vùng thắt lưng, đau lan xuống bụng dưới. Cần đưa đến cơ sở y tế để can thiệp ngay. Tránh các biến chứng nặng nề xảy ra, nguy hiểm đến thận và tính mạng