Có nhiều loại sỏi thận và tuỳ vào thể trạng mà bạn sẽ dễ bị loại sỏi nào. Với người có nguy cơ bị sỏi oxalate thì chế độ ăn sẽ giúp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả. Vậy chế độ ăn như thế nào là ít oxalate?
Thế nào là chế độ ăn ít oxalate và bệnh sỏi thận (ảnh minh họa)
Oxalate và sỏi thận
Axit oxalic hay oxalat được hấp thu từ chế độ ăn được lọc và đào thải gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nồng độ nước tiểu trở nên quá cô đặc hoặc quá axit, oxalat trong nước tiểu sẽ phân hủy, kết tủa với ion canxi và tạo thành sỏi.
Đối với thực vật, oxalate giúp giải phóng canxi dư thừa bằng cách liên kết với oxalate. Đó là lý do tại sao nhiều thực vật chứa lượng oxalate cao. Đối với cơ thể người, oxalate được sản xuất trong gan trong quá trình trao đổi glyco hoặc có nguồn gốc từ thực phẩm và không có vai trò gì trong cơ thể người.
Cơ thể chúng ta tiêu thụ oxalate như thế nào?
Khi chúng ta ăn thức ăn chứa oxalate, các phân tử này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài như một chất thải. Khi đi qua ruột, oxalate có thể kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Tuy nhiên, khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.
Sỏi thận canxi-oxalate là loại sỏi phổ biến nhất. Cơ thể càng có nhiều oxalate thì nguy cơ bị sỏi thận càng cao.
Nguyên nhân làm tăng oxalate
Thực phẩm giàu vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalate trong cơ thể. Vitamin C chuyển hóa thành oxalate, và nếu cơ thể nạp hơn 1000mg vitamin C một ngày thì sẽ làm oxalate trong cơ thể tăng cao.
Uống thuốc kháng sinh hoặc có tiền sử về bệnh tiêu hóa cũng làm tăng lượng oxalate trong cơ thể. Các vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp giải phóng bớt lượng oxalate trong cơ thể và do đó khi lượng vi khuẩn này thấp đi thì cơ thể sẽ phải hấp thụ một lượng oxalate cao hơn.
Như thế nào là chế độ ăn ít oxalate?
Đối với những người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận cao nên thực hiện chế độ ăn ít oxalate để giảm nguy cơ này.
Đo lường lượng oxalate có trong thực phẩm thường rất khó chính xác bởi vì nó còn tùy thuộc vào thực phẩm đó được thu hoạch khi nào, được trồng ở đâu. Ngoài ra, lượng oxalate cũng có thể khác nhau tùy theo cách đo lường do đó cùng một loại thực phẩm có thể có các chỉ số oxalate khác nhau. Vì vậy, nhìn chung người ta chỉ ghi nhận oxalate có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Thực phẩm giàu oxalate bao gồm trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc. Các loại trái cây chứa nhiều oxalate bao gồm các loại quả mọng, kiwi, nho tím. Các loại rau chứa nhiều oxalate bao gồm đậu bắp, tỏi tây, rau bina, củ cải, …Để giảm lượng oxalate đưa vào cơ thể, cần tránh ăn hạnh nhân, hạt điều, đậu phụng cũng như các loại đậu. Ngoài ra, sô cô la, ca cao và trà cũng là những thực phẩm có lượng oxalate cao.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nhiều thức ăn giàu canxi kèm với thức ăn giàu oxalate tốt hơn là loại oxalate ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Bởi vì trong quá trình tiêu hóa, oxalate và canxi sẽ kết hợp với nhau trước khi đến thận, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì vậy thiếu canxi có thể làm tăng lượng oxalate đến thận và do đó tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Bổ sung thêm canxi khi ăn nhiều thực phẩm oxalate giúp làm giảm lượng oxalate trong đường niệu. Chọn các thực phẩm giàu canxi như sữa, yogurt, phô mai hoặc các loại rau như súp lơ, cải xoăn, cải xoong, đậu bặp để làm tăng lượng canxi vào cơ thể. Các cây họ đậu như đậu đỏ, đậu xanh, quả óc chó hay cá hồi cũng chứa khá nhiều canxi.
Để giảm nguy cơ sỏi thận, hãy thêm các thực phẩm giàu canxi nếu chế độ ăn hiện tại của bạn có nhiều thực phẩm oxalate cao. Chẳng hạn, nếu bạn ăn mầm lúa mì với bột yến mạch, hãy nhớ thêm vào một ít sữa. Nếu bạn thèm ăn sinh tố quả kiwi, hãy nhớ thêm vào một ít sữa để cân bằng.
Làm giảm lượng muối vào cơ thể cũng có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận bởi vì chế độ ăn nhiều muối thường khiến canxi mất đi theo đường niệu. Càng nhiều canxi và oxalate ở thận thì nguy cơ sỏi thận càng tăng.
http://dantri.com.vn/suc-khoe/the-nao-la-che-do-an-it-oxalate-va-benh-soi-than-20160505104842372.htm
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226 Website: duoclieuviet.com.vn |