Nhiễm khuẩn bàng quang có thể do sỏi di chuyển qua, gây tổn thương niêm mạc bàng quang, gây viêm. Ngược lại, chính nhiễm khuẩn kéo dài, làm tăng pH nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi canxi photphat, sỏi struvite…hình thành.

 

Theo một khảo sát của Tổ chức thận Hoa Kỳ, tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu ở nữ chiếm đến 20%. Cứ 5 phụ nữ thì có ít nhất 1 người bị nhiễm trùng niệu, tỷ lệ nhiễn trùng bàng quang là cao hơn cả. Trên thực tế, nhiễm trùng bàng quang dẫn đến 10 triệu lượt các bệnh nhân nữ tìm đến bác sĩ bởi các triệu chứng: đau, căng tức và tiểu buốt, tiểu rắt.

 


 

 

Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng bàng quang cao gấp 10 lần ở nam giới. Sở dĩ như vậy là do niệu đạo ở nữ ngắn hơn nam. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tiếp cận bàng quang nhanh hơn.

 

Ngoài ra, nguyên nhân khiến nhiễm trùng bàng quang hay gặp ở nữ là do:

 

Sử dụng một số biện pháp tránh thai, đặc biệt là thuốc diệt tinh trùng. Các thuốc tránh thai gây ảnh hưởng đến pH âm đạo, việc viêm nhiễm phụ khoa có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

 

 

Bệnh tiểu đường, pH và thành phần nước tiểu thay đổi. Tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Do sỏi thận, niệu quản, bàng quang

Do yếu tố di truyền

Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, việc thay đổi hormon ảnh hưởng đến nhiễm trùng bàng quang

Thời kỳ mang thai. Việc thay đổi nội tiết tố và việc chèn ép của thai lên bàng quang tạo điều kiện thuận lợi để vi trùng phát triển

Quan hệ tình dục không lành mạnh.

 

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng bàng quang:

 

Ban đầu, việc xâm nhập và phát triển mạnh của vi khuẩn ở đường niệu sẽ gây kích ứng mạnh. Dẫn đến các cơn đau, tiểu buốt, đau bụng dưới và có khi là bị chuột rút

 

Trong nhiều trường hợp nhiễm trùng bàng quang không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nhưng theo Mayo Clinic, các dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng bàng quang bao gồm:

 

+ Máu trong nước tiểu (nước tiểu có màu đỏ, màu hồng tươi sáng, hoặc màu cola)

+ Cảm giác áp lực hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới

+ Nước tiểu có mùi hôi

+ Sỏi thận hoặc bàng quang

+ Sốt thấp hoặc ớn lạnh

+ Đau khi quan hệ tình dục

+ Đi tiểu thường xuyên, một lượng nhỏ nước tiểu (tiểu rắt)

+ Đau vùng xương chậu

+ Cảm giác đau, buốt  hoặc rát khi đi tiểu

+ Cần phải gắng sức, rặn để đi tiểu

+ Nước tiểu có mủ

 

 

Nhiễm trùng bàng quang ngoài gây khó chịu đau đớn thì nó còn tiềm ẩn một nguy cơ rất nguy hiểm. Nhiễm trùng thận, ổ viêm lội ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, thận gây viêm. Vì vậy ngay từ khi phát hiện cần điều trị ngay.

 

Điều trị đối với nhiễm trùng bàng quang chắc chắn không thể bỏ qua Thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vì đây là vị trí khá nhạy cảm. Thành phần nước tiểu phức tạp. Việc thành công trong phác đồ điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc kháng sinh mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

 

Một số loại thực phẩm và đồ uống đóng sẵn - chất làm ngọt nhân tạo, thức ăn cay, rượu, cà phê, trái cây có tính axit, cam quýt hoặc đồ uống có caffeine - có thể kích thích bàng quang của bạn và có thể làm trầm trọng thêm. Vì vậy trong quá trình điều trị cần tránh xa các thực phẩm này.

 

Nguồn:

https://www.everydayhealth.com/urinary-tract-infections-pictures/foods-and-drinks-that-may-irritate-your-bladder-1028.aspx#1