Các dấu hiệu đau thắt lưng, tiểu khó, tiểu buốt…giúp bạn nghĩ đến sỏi thận. Tuy nhiên, với các triệu chứng trên thì chưa thể khẳng định là bạn đang có sỏi.

 

Vậy để chẩn đoán chính xác bạn cần phải tiến hành làm những xét nghiệm gì?

 

Y học ngày càng phát triển, thêm vào đó là ngành y đã có nhiều bước tiến trong việc tìm ra cặn kẽ nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa đối với bệnh sỏi thận. Chính các xét nghiệm dưới đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta biết được: chúng ta có sỏi hay không? Bị loại sỏi gì? Nguyên nhân có sỏi? Nguy cơ có và tái phát sỏi có cao không?

 

Các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác từng loại sỏi thận, nguyên nhân gây sỏi và nguy cơ mắc sỏi bao gồm: chụp hình ảnh thận, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

 

 

 

Xét nghiệm hình ảnh thận – tiết niệu

 

Thông qua các xét nghiệm hình ảnh của thận, niệu quản, bàng quang mà bác sĩ có thể biết được chính xác vị trí và kích thước của sỏi. Dựa vào hình ảnh của viên sỏi: dạng tròn hay dạng dẹt; có góc cạnh hay nhẵn giúp bác sĩ nhận định được mức độ nguy hiểm của viên sỏi đối với thận.

 Xem thêm:

Nguyên nhân gây sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

Bện sỏi thận có nguy hiểm không

Các xét nghiệm hình ảnh phổ biến nhất để chẩn đoán sỏi thận là:

 

Siêu âm thận – tiết niệu: Dùng sóng siêu âm để có thể thu được hình ảnh của toàn bộ thận, niệu quản, bàng quang. Hiện nay có thể xem được cả hình ảnh siêu âm đen trắng và siêu âm màu, rõ nét. Ưu điểm của phương pháp này là có thể dùng để chẩn đoán ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, siêu âm còn có một nhược điểm là độ chính xác không cao, đặc biệt với một số viên sỏi nhỏ nằm ở kẽ thận hoặc sỏi nhỏ ở niệu quản.

 

 

 

Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT Scan): Chụp cắt lớp có thể xem được hình ảnh ba chiều của vùng bụng và xương chậu. Phương pháp này có thể không cần uống thuốc cản quang và có thể thực hiện ở bức xạ thấp. Chụp CT giúp phát hiện ra sỏi nhanh và độ chính xác cao.

 

 

 

Xét nghiệm nước tiểu

 

Thông qua các xét ngiệm về pH của nước tiểu, thành phần nước tiểu 24h giúp bác sĩ có thể chấn đoán loại sỏi bạn đang mắc phải, nguy cơ và mức độ tạo sỏi mới. Thông tin này có ý nghĩa lớn trong việc phòng và chữa sỏi của bạn.

 

Dựa vào thành phần của sỏi, người ta chia sỏi thận thành 4 loại: sỏi canxi (chủ yếu là canxi oxalat và canxi photphat), sỏi uric, sỏi struvite và sỏi cystein.

 

Xét nghiệm pH nước tiểu: Bình thường, nước tiểu hơi axit có pH khoảng 6. Trong trường hợp pH sỏi tăng, tức nước tiểu hơi kiểm, nếu bạn có sỏi ở thận – tiết niệu thì khả năng cao là bạn bị sỏi Struvite. Trong trường hợp có sỏi mà pH nước tiểu thấp (<6), tức nước tiểu có tính axit, khả năng cao bạn có sỏi uric

 

Phân tích nước tiểu qua soi kính hiển vi: Các tinh thể hình thành nên mỗi loại sỏi có hình dáng và đặc điểm khác nhau và có nét đặc trưng. Lấy mẫu nước tiểu soi trên kính hiển vi, nếu có tinh thể uric trong mẫu nước tiểu thì khả năng cao bạn bị sỏi uric. Trong trường hợp có tinh thể canxi oxalat thì thể hiện bạn có thể bị sỏi canxi oxalat.

 

Ngoài ra, khi soi mẫu nước tiểu có thể phát hiện có chảy máu nhẹ (chưa thay đổi màu sắc nước tiểu) khi phát hiện có các tế bào hồng cầu trong nước tiểu.

 

Phân tích thành phần nước tiểu 24h: Từ thành phần của nước tiểu 24h bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có dễ bị sỏi thận hay không? Nếu nồng độ canxi, oxalat, uric cao thì bạn thuộc tuýp dễ bị sỏi. Nồng độ citrat và magie cao, thì bạn ít nguy cơ bị sỏi hơn. Lượng Natri nước tiểu cao cũng làm tăng nguy cơ tạo sỏi do natri tăng sẽ kéo theo canxi nước tiểu cao.

 

Xét nghiệm máu

 

 

 

Thông qua xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân, căn nguyên gây ra sỏi.

 

Chỉ số máu cơ bản: Mức độ axit uric máu cao có thể bạn bị gout và nguy cơ cao bạn có thể có sỏi uric. Nồng độ canxi máu cao, có thể do tuyến cận giáp của bạn hoạt động quá mức.

 

Đánh giá chức năng thận qua xét nghiệm máu: Hai thành phần trong máu phản ánh chức năng thận là creatinin và ure. Hai chất này được thải hoàn toàn tại thận, do vậy nồng độ ure và creatinin máu giúp đánh giá khá chính xác chức năng của thận.

 

Đo điện giải: mức độ chất điện giải, muối và khoáng chất quan trọng trong cơ thể như natri và kali, có thể bị thay đổi do sỏi thận.

 

Nguồn: https://www.everydayhealth.com/kidney-stones/how-doctors-diagnose-kidney-stones-what-know-before-your-appointment/