Sỏi thận hay Sạn thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.

 

Tác động của sạn thận đối với cơ thể:

 

Sạn thận là một dạng của sạn niệu. Sạn niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sạn thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo.

Sự di chuyển của sạn, nhất là những sạn có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sạn ở thận, niệu quản. Còn sạn tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sạn sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

 


1000274_601461386569086_651518083_n

 

 

Khi sạn cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sạn. Sự hiện diện lâu ngày của sạn hai bên niệu quản hay sạn thận một bên còn bên kia sạn niệu còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sạn ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

 

 

Xử trí sạn thận như thế nào?

 

Giải quyết nguyên nhân là việc làm đầu tiên trong điều trị sạn đường niệu và đề phòng tái phát. Các liệu pháp khác như phẫu thuật chỉ thực hiện khi sạn đã đủ độ lớn hoặc sạn bùn gây đau. Xu hướng trở về với thiên nhiên trong chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng xấu của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc sử dụng nguyên liệu tổng hợp nhưng vẫn đạt hiệu quả mĩ mãn. Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, vị thuốc Kim tiền thảo được coi là vị thuốc vàng trong điều trị sạn đường niệu, hạn chế biến chứng và đề phòng tái phát.

Kim tiền thảo đã được nghiên cứu bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước cho thấy tác dụng làm tan sạn mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy, cao Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự tạo sạn canxi oxalat trên chuột cống trắng. Hợp chất saponin triterpenic trong Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sạn canci-oxalat ở thận. Chất polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của sạn Ca-oxalat monohydrat. Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngừng sự gia tăng kích thước của hòn sạn, đồng thời hòa tan sạn theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, Kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sạn di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sạn ra ngoài và thông đường niệu). Các cơ chế trên đã minh chứng cho tác dụng triệt để và toàn diện của Kim tiền thảo trong điều trị sạn đường tiết niệu.

soi-than2

Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang thành phần chính là cao khô kim tiền thảo

 

Sạn đường tiết niệu dễ tái phát, do đó ngoài các phương pháp chữa trị thông thường cần có một chế độ sinh hoạt thích hợp như uống 2-3 lít nước mỗi ngày, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,… Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sạn đường tiết niệu hiệu quả mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.