Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, ngoài hậu quả gây kháng kháng sinh thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây sỏi thận.
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta khảo sát 12 nhóm kháng sinh thì phát hiện ra có 5 nhóm kháng sinh sử dụng kéo dài có thể tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Sỏi thận ngày càng phổ biến, tỷ lệ sỏi thận ngày càng tăng. Năm 1994 tỷ lệ sỏi thận là 5% dân số, đến năm 2007 con số này tăng lên khoảng 10%. Giới chuyên môn đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sỏi ngày càng tăng. Và một trong các nguyên nhân đó là việc sử dụng kháng sinh không hợp lý. Để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa sỏi thận và thuốc kháng sinh, Gregory Tasian và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu này
Tại sao kháng sinh làm tăng nguy cơ gây sỏi?
Người ta nhận thấy, sử dụng kháng sinh kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và đường tiết niệu. Chính hai yếu tố này khiến cho sỏi có cơ hội được hình thành.
Trong số các nhóm vi sinh đường ruột, chúng ta không thể bỏ qua vi khuẩn Oxalobacter formigenes. Đây là một lợi khuẩn đường ruột, nó giúp khử oxalat tại ruột, làm giảm lượng oxalat hấp thu vào cơ thể, từ đó giúp sỏi không có điều kiện tạo thành (sỏi canxi oxalat chiếm đến 80%). Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc có nhiều vi khuẩn này ở đường ruột có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận lên đến 70%
Sử dụng kháng sinh đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn Oxalobacter formigenes, góp phần tăng nguy cơ tạo sỏi, đặc biệt ở những người có cơ địa dễ có sỏi, những người có lượng canxi máu, niệu cao.
5 nhóm kháng sinh làm tăng nguy cơ gây sỏi thận
Penicillin phổ rộng bao gồm: Carbenicilin, Tircarcilin, Mezlocilin, Piperacilin…Các thuốc này làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận tăng gấp 1,27 lần
Nhóm Cephalosporin: Cefotaxim, cefpodoxim, cefdinir, ceftriaxon, cefepim….Nguy cơ bị sỏi nếu sử dụng thuốc này tăng cao gấp 1,88 lần.
Nhóm Sulfonamid: Hydrochlorothiazide, Furosemide …..Nguy cơ gây sỏi khi sử dụng nhóm thuốc này là cao nhất trong các nhóm kháng sinh. Chúng làm tăng 2,33 lần so với nhóm không dùng thuốc
Nhóm Fluoroquinolon: Lomefloxacin, Enoxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Sparfloxacin….Nhóm này làm tăng nguy cơ hình thành sỏi gấp 1,67 lần.
Nitrofurantoin/ Methenamine, kháng sinh này làm tăng nguy cơ gây sỏi thận gấp 1,7 lần so với khi không dùng thuốc
Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo việc sử dụng kháng sinh hợp lý. Trong nhiều trường hợp, cần thay thế cho các kháng sinh khác, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ bị sỏi thận cao, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình.
Nguồn:
https://www.everydayhealth.com/kidney-stones/antibiotics-may-raise-risk-developing-kidney-stones/
https://jasn.asnjournals.org/content/29/6/1731