Trong 4 loại sỏi thận mà chúng ta đã nghe quen tai: Sỏi canxi, sỏi uric, sỏi cystein và sỏi struvite thì sỏi canxi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Có đến 90% các ca sỏi thận là do sỏi canxi. Chúng ta thường chủ quan rằng sỏi canxi thì dễ điều trị. NHƯNG đây chính là quan điểm dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng.

 

Sỏi canxi có 3 loại chính là: canxi oxalat, canxi photphat và canxi carbonat. Sỏi canxi có thể đơn thuần chỉ đơn độc một trong 3 loại trên,hoặc ở dưới dạng hỗn hợp canxi, hoặc một dạng nguy hiểm nữa là canxi hỗn hợp kết hợp nhiễm khuẩn, đây chính là dạng sỏi san hô mà chúng ta quen gọi.

 

 

Sỏi canxi oxalat chiếm đến 80% các loại sỏi thận - tiết niệu

 

Bài viết này chúng ta tìm hiểu về một loại sỏi canxi đơn độc, rất cứng, chiếm đến 80% các loại sỏi. Đó là sỏi Canxi oxalat

 

Việc tăng bài tiết oxalat ở nước tiểu chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên loại sỏi này. Vậy oxalat từ đâu mà đến?

 

Oxalat từ nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của chúng ta. Các loại thực phẩm giàu oxalat bao gồm:

 

Trà, cà phê, sô cô la và các sản phẩm từ sô cô la, ca cao, rau chân vịt (rau bina), củ cải, cám lúa mì, khoai tây, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Khi ăn nhiều các thực phẩm trên, qua hệ thống tiêu hóa, oxalat sẽ được hấp thu và thải trừ nguyên vẹn ở nước tiểu. Oxalat sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi canxi oxalat.

 

Các nguyên nhân gây ra sỏi oxalat ở thận

 

-       Ăn chế độ ăn giàu oxalat, giàu đạm hoặc ăn quá mặn

-       Bệnh lý cường giáp hoặc giàu hormon tuyến cận giáp

-       Bệnh viêm ruột (IBD): viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, các bệnh lý về ruột, giảm vi khuẩn Oxalobacter formigenes tại ruột làm tăng hấp thu oxalat ở ruột cũng là một nguyên nhân gây nên sỏi oxalat  

-       Bệnh Dent, một chứng rối loạn di truyền làm tổn thương thận

-       Bệnh tiểu đường, béo phì

 bạn có thể tham khảo bài viết sau: bệnh sỏi thận nên ăn gì

Chẩn đoán sỏi canxi oxalat như thế nào?

 

Thông thường để phát hiện ra có sỏi thận – tiết niệu bạn có thể đến các cơ sở y tế để siêu âm hoặc chụp CT thận – tiết niệu. Đây là hai phương pháp thông dụng nhất và cho kết quả có độ chính xác cao.

 

Để chẩn đoán phân biệt, xem loại sỏi mà bạn đang mắc có phải là sỏi canxi oxalat hay không? Bạn cần tiến hành làm phân tích mẫu nước tiểu 24h. Mức oxalat bình thường là dưới 45mg. Nếu bạn đang có sỏi mà lượng oxalat nước tiểu 24h trên 45mg thì khả năng cao đó chính là sỏi oxalat.

 

Ngoài ra, xét nghiệm máu, làm các chẩn đoán riêng biệt đối với từng bệnh: bệnh lý về ruột, bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, bệnh Dent giúp khẳng định thêm loại sỏi của bạn chắc chắn là sỏi oxalat.

 

Làm thế nào để phòng ngừa sỏi oxalat?

 

Uống nhiều nước: Đối với bệnh nhân sỏi thận nói chung và sỏi oxalat nói riêng, mỗi người cần bổ sung khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế muối trong chế độ ăn uống: Ăn mặn làm tăng lượng canxi nước tiểu

Cân đối lượng canxi bổ sung vào cơ thể. Nếu có quá ít lượng canxi trong chế độ ăn sẽ làm tăng mức hấp thu oxalat. Vì vậy bạn không nên kiêng khem quá mức các thực phẩm giàu canxi: sữa và sản phẩm từ sữa, đồ hải sản. Tuy nhiên cũng không nên ăn liên tục, thường xuyên.

Ăn giảm các thực phẩm giàu oxalat.

 

Nguồn: https://www.healthline.com/health/calcium-oxalate-crystals#prevention

 

Tag: sỏi oxalat,