images935209_27


Hằng năm có hơn 500.000 người phải nhập cấp cứu vì những triệu chứng liên quan đến sỏi thận. Mặc dù chỉ định điều trị ngoại khoa ngay trong cấp cứu là điều không cần thiết nhưng ở một số bệnh nhân có sỏi kích thước lớn gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật cấp cứu để lấy sỏi. Những bệnh nhân này cần được tham vấn về những biến chứng của phẫu thuật bởi các bác sĩ điều trị.

 


Đối với tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể (extracorporeal shock wave lithotripsy – ESWL) là phương pháp ngoại khoa lấy sỏi thường được áp dụng nhất. Trong kỹ thuật này, bộ phận tạo sóng âm được đặt bên ngoài cơ thể. Sau đó, sóng này sẽ đi xuyên qua da vào bên trong các cơ quan, làm vỡ những viên sỏi cứng tạo thành những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn.
Biến chứng sớm sau tán sỏi ngoài cơ thể liên quan đến những mảnh vỡ của sỏi thận. Chúng có thể bị kẹt bên trong đường tiểu gây đau, tiểu máu, nhiễm trùng đường tiểu. Skolakios và các cộng sự giải thích rằng khi sỏi thận vỡ ra, vi khuẩn bên trong sỏi có thể giải phóng vào trong nước tiểu hay dòng máu bệnh nhân. Do đó, những bệnh nhân sau tán sỏi ngoài cơ thể có nguy cơ nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết cao. Nếu không điều trị kháng sinh kịp thời, biến chứng này có thể đe doạ đến tính mạng.
Bên cạnh đó, sóng âm không chỉ tác động lên viên sỏi mà còn ảnh hưởng đến thận và những mô xung quanh. Mô thận bị tổn thương trong quá trình này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không thường xuyên và những bất thường về nhịp tim cho bệnh nhân. Ngoài ra, một vài bệnh nhân có thể bị bầm tím hoặc đau khi sờ vào vùng da đặt dụng cụ phát sóng.

 


Đối với tán sỏi qua da

Đầu tiên, phẫu thuật viên tạo một vết rạch nhỏ ở lưng. Qua đó, họ sẽ đưa ống soi vào bên trong thận để tìm và loại bỏ sỏi. Biến chứng sớm liên quan đến tán sỏi qua da bao gồm nhiễm trùng, mất máu và tổn thương cơ quan nhất là thận. Triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gồm sốt, tiểu ít hay đau. Phẫu thuật viên hiếm khi có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi thận bằng phương pháp này.

 


Đối với nội soi niệu quản lấy sỏi

Nội soi niệu quản lấy sỏi được thực hiện bằng cách cho một ống soi mềm qua niệu đạo, vào niệu quản – là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Ống soi này giúp bắt lấy sỏi, phá vỡ sỏi và đào thải chúng ra ngoài. Trong quá trình này, ống soi có thể làm tổn thương đường tiểu tạo thành mô sẹo gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng nước tiểu. Những biến chứng thường gặp của nội soi niệu quản lấy sỏi là tiểu máu, nhiễm trùng và huyết khối. Triệu chứng nhiễm trùng của thận có thể đe doạ tính mạng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Tuy có những biến chứng như trên nhưng so với phương pháp mở thận lấy sỏi, các phương pháp tán sỏi và nội soi lấy sỏi rất hiệu quả, ít xâm lấn, giảm chi phí, thời gian điều trị đồng thời giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận và nhiễm trùng. Vì thế, hiện nay các phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến tại các trung tâm và bệnh viện tại nước ta.

 

thuoc soi than