Ngày nay, bằng sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, các kỹ thuật tiên tiến hiện đại được áp dụng nhiều vào điều trị sỏi thận, tiết niệu. Các chỉ định can thiệp ngoại khoa: Nội soi ngược dòng lấy sỏi hoặc tán sỏi bằng laser, tán sỏi qua da bằng sóng siêu âm…với hứa hẹn hết sỏi nhanh, an toàn, hiệu quả…Tuy nhiên, để sỏi hết hoàn toàn thì quá trình chăm sóc và điều trị sau khi tán sỏi rất quan trọng. Bởi lẽ:

-     Bệnh lý tạo sỏi vẫn chưa điều trị dứt điểm được: Do dị dạng đường dẫn trong thận hoặc đường niệu, Goutte,…

-     Sỏi vỡ vụn thành nhiều mảnh sỏi nhỏ, cần thời gian để di chuyển xuống bàng quang, tống xuất ra ngoài.

-     Một số mảnh sỏi, còn bám dính vào thành niệu quản hay chạy lên đài – bể thận..

Mặt khác, người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng khó chịu sau tán sỏi như:

-     Đau do tổn thương thận, niệu quản do có đặt sond bể thận – niệu quản – bàng quàng.

-     Đái máu do tổn thương niệu quản, do sỏi di chuyển gây tổn thương niêm mạc niệu quản,…

-     Nhiễm khuẩn tiết niệu.

Tán sỏi (ảnh minh họa)

1.     Sau khi tán sỏi, bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt nhằm mục đích:

-     Tăng cường tống xuất các mảnh sỏi ra ngoài.

-     Chống hình thành sỏi, liên kết các mảnh sỏi lại.

-     Giảm các triệu chứng khó chịu: Đau, đái máu,..

-     Phòng viêm nhiễm đường niệu sau khi tán sỏi.

-     Điều trị các nguyên nhân hình thành sỏi.

Thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc để có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi

2.     Chế độ ăn uống sau khi tán sỏi

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu:Mỗingày uống từ 2,5 – 3 lít nước, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tốt nhất là nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp để tránh phải nhịn tiểu.

Ăn các thực phẩm giúp lợi niệu và dễ tiêu hóa

Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đếu đặt ống thông niệu quản ( Modelage, JJ,…). Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông  xuống bàng quang, đái ra ngoài. Các thực phẩm giúp lợi tiểu: Rau cần tây, nước cam hoặc chanh, rau cải, củ cải đường, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)…

 

Uống 1 ly nước cam hoặc chanh mỗi ngày để phòng sỏi

Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Đương nhiên chế độ ăn tránh táo bón, giúp bệnh nhân đi ngoài tránh phải rặn, gắng sức . Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và đái máu. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,…

Chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi:

Nếu phân tích được thành phần của sỏi hoặc tìm được bệnh lý nguyên nhân tạo sỏi ( Goutte gây tăng a.uric;  Cường cận giáp gây tăng canxi máu,..). Qua đó chọn lựa đồ ăn, thức uống phù hợp để tránh tạo sỏi lại sau tán. Các thực phẩm nên giảm: Tôm, cua, đồ hải sản nên giảm. Hạn chế đồ uống: Chè, cà phê.

Chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn:

Sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh” thực vật” này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản. Các thực phẩm kháng khuẩn tự nhiên: hành, hẹ, tỏi, gừng, mật ong, nghệ, cải bắp…

3.     Sử dụng sản phẩm Đông Y giúp đào thải cặn sỏi và bảo tồn chức năng thận sau tán sỏi.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển thế mạnh kho tàng kinh nghiệm của y học cổ truyền phương Đông trong trị liệu các chứng bệnh thạch lâm, huyết lâm, đảm chướng, hiếp thống, hoàng đản,... là những bệnh tương ứng với các bệnh danh sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật,.... của y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đông y và đông dược trong nước đã tiến hành khảo sát nhiều vị thuốc và bài thuốc, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những đông dược thành phẩm ngày càng tỏ ra có tính hiệu lực và tính an toàn cao, trong đó Thuốc cốm Sirnakarang là một trong những ví dụ điển hình.

Kim tiền thảo được dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm uống thay trà. Tuy nhiên, cách dùng này phức tạp, tốn kém thời gian và nhiều khi không chiết xuất được hết hoạt chất. Bởi vậy, bằng công nghệ sản xuất hiện đại, việc bào chế Kim tiền thảo thành dạng thuốc cốm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, vừa đảm bảo chất lượng của thuốc, tiện sử dụng và bảo quản, vừa đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm thời gian trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.